Tìm hiểu đạo luật tính tuổi CSPA mới nhất năm 2021
Đạo luật bảo vệ “tình trạng trẻ em”, tiếng anh gọi là Child Status Protection Act (CSPA). Vậy đạo luật tính tuổi CSPA đó là gì? Áp dụng đạo luật đó trong trường hợp nào? Hơn hết là cách tính tuổi CSPA như thế nào? Cùng Immica tìm hiểu ngay!
1. Tìm hiểu đạo luật CSPA
Đạo luật bảo vệ trình trạng trẻ em, tiếng anh là Child Status Protection Act, viết tắt CSPA. Là đạo luật cho phép những thành viên đi theo quá 21 tuổi được trừ đi thời gian do hồ sơ bị chậm xử lý tại Sở Di Trú (USCIS).
Mục đích cốt lõi của Đạo luật CSPA để giúp cho Người phụ thuộc của Đương đơn người nước ngoài có thể theo cùng Đương đơn xin visa định cư tại Hoa Kỳ.
Trong Luật di trú, “trẻ em” được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi. Cho đến tháng 8/2002, bất cứ trẻ em nào trên 21 tuổi trước khi nhận được quy chế thường trú nhân thì sẽ không được xem là một đứa trẻ theo mục đích di trú. Tình trạng này được xem là “quá tuổi”. Quốc Hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng nhiều người đã quá tuổi vì thời gian duyệt xét hồ sơ quá lâu. Dẫn đến số lượng hồ sơ chưa được giải quyết quá nhiều. Chính vì thế, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) được thành hình. Nhằm bảo vệ việc xếp loại diện di dân của một cá nhân được xem là trẻ em khi người này quá tuổi vì thời gian xét duyệt quá lâu.
Được ban hành:
Đạo luật tính tuổi CSPA năm 2002 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” (quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực) do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực. Để hội đủ điều kiện áp dụng CSPA, Quý vị cần phải hội đủ hai tiêu chuẩn:
- Tuổi tính theo công thức CSPA của Quý vị phải dưới 21.
- Quý vị phải có động thái yêu cầu CSPA trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.
2. Tuổi CSPA thường xảy ra ở diện bảo lãnh nào?
Luật Di trú Mỹ định nghĩa “con” là người độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu “con” kết hôn sẽ mất trình trạng “con độc thân dưới 21 tuổi” và không được đi cùng đương đơn chính. Những người con giữ trình trạng độc thân mà tuổi thực quá 21 vào ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn visa vẫn có thể được đi cùng nếu tính tuổi CSPA nhỏ hơn 21.
Tuổi CSPA được áp dụng cho tất cả trường hợp “con” đi theo đương đơn chính. Trong đó các diện sau đây thường xuất hiện trình trạng tính tuổi CSPA:
- Con đi theo của diện F3 (Con đã lập gia đình của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F3.
- Con đi theo của diện F4 (Anh chị em của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu gọi người bảo lãnh bằng cô, chú, bác, dì. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F4.
- Con đi theo của diện F2A (Con độc thân của thường trú nhân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F2A.
- Con đi theo của diện F1 (Con độc thân của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F1.

3. Cách tính tuổi CSPA
Để tính tuổi con theo công thức này, trước tiên chúng ta cần có những thông tin như sau:
- Ngày nộp hồ sơ I-526 (ngày ưu tiên của hồ sơ I-526)
- Ngày hồ sơ I-526 được Sở Di trú Mỹ USCIS chấp thuận
- Và ngày sinh nhật tròn 21 tuổi của con
Công thức tính tuổi CSPA:
Tuổi đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết – (Ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – Ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh) = Tuổi CSPA
Ví dụ:
- Ngày nộp hồ sơ I-526 là 10/10/2017
- Ngày hồ sơ I-526 được Sở Di trú Mỹ chấp thuận 10/10/2018
- Và ngày con tròn 21 tuổi 10/10/2019
Đầu tiên, ta tính thời gian hồ sơ được xử lý tại USCIS mất bao lâu bằng cách lấy ngày được chấp thuận trừ đi ngày nộp đơn: 10/10/2018 – 10/10/2017 = 365 ngày.
Tiếp đó, lấy ngày người con tròn 21 tuổi cộng với thời gian hồ sơ I-526 được xử lý tại USCIS: 10/10/2019 + 365 ngày = 10/10/2020.
Như vậy, này 10/10/2020 sẽ là ngày tròn 21 tuổi của con theo luật CSPA. Nếu trước ngày 10/10/2020, mà ngày ưu tiên của hồ sơ đến hạn, thì người con được đi cùng hồ sơ.
4. Thời điểm khóa tuổi CSPA
Tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày đầu tiên (ngày 1) của lịch đáo hạn phỏng vấn cấp visa do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố. Tức là khóa tuổi vào ngày 1 của tháng mà hồ sơ được giải quyết trên bảng A. FINAL ACTION DATES FOR FAMILY-SPONSORED PREFERENCE CASES (bảng này cách gọi của người Việt Nam là Lịch phỏng vấn cấp visa).
Tuổi CSPA sẽ được khóa khi:
- Lịch phỏng vấn visa (lịch đáo hạn visa, bảng A) vượt qua ngày ưu tiên.
- Hoàn tất DS-260 trong vòng 1 năm kể từ ngày đáo hạn.
Việc khóa tuổi này không dựa theo ngày hoàn tất hồ sơ (ngày nhận thư complete từ NVC) hoặc ngày phỏng vấn visa (Lãnh sự quán Mỹ).
Ví dụ, lịch visa tháng 9/2020 của diện F4 đến ngày 22/09/2006. Hồ sơ F4 của Nguyễn Văn A có ngày ưu tiên 20/09/2006, như vậy sẽ được khóa tuổi CSPA vào ngày 01/09/2020.
Trên đây là công thức tính tuổi và hướng dẫn cách tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Trình trạng Trẻ em … Để hiểu rõ hơn về các luật di trú khác, bạn có thể liên hệ Immica. Tại đây!